Hôm nay, ngày 22/11/2024 04:29:32 AM - Hotline: 0859818553

Thép Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam

Thép Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam

10/12/2015 22:59

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, lượng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ, nhất là các sản phẩm thép.

Lượng sắt thép cả nước nhập về tính đến hết tháng 8/2015 đạt 9,91 triệu tấn, con số này tăng 41,1% về lượng. Đáng chú ý là, sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua từ Trung Quốc là gần 6 triệu tấn, so với 8 tháng năm 2014 đã tăng mạnh 79,4%.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, mặc dù ngành thép trong nước những năm gần đây đã phát triển rất nhanh nhưng hàng năm chúng ta vẫn phải nhập lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm rất lớn.

thị trường thép
Các sản phẩm thép Trung Quốc đang ào ào đổ vào Việt Nam khiến thị
trường thép trong nước tiếp tục gặp khó khăn.

Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ và sản xuất thép lớn nhất thế giới với tỷ lệ chiếm khoảng 50% sản lượng thép toàn cầu. Thời gian qua, nền kinh tế Trung Quốc cũng có những dấu hiệu không mấy khả quan, lượng thép dư thừa lớn, vì thế họ tìm nhiều cách để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa việc điều chỉnh tỉ giá đồng nhân dân tệ đã khiến giá thép thành phẩm của nước này giảm xuống. Theo đó, sản phẩm sắt thép Trung Quốc tràn vào Việt Nam với số lượng rất lớn, thị trường trong nước vì thế chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Điều đáng nói là, trong số thép nhập từ Trung Quốc, lượng lớn thép bán dưới dạng "thép hợp kim," có chứa các nguyên tố crôm, Bo,... nên khi nhập khẩu vào Việt Nam không phải chịu thuế, vì vậy giá bán rẻ hơn thép sản xuất trong nước, điều đó khiến cho thị trường thép trong nước vốn đã thu hẹp lại càng khó khăn hơn.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện biện pháp căn cơ nhất để ứng phó với thép Trung Quốc tràn vào vẫn là các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm; đặc biệt là về mặt giá cả sản phẩm. Cho nên, phải làm thế nào để hạ chi phí trong sản xuất thép nhằm nâng tính cạnh tranh về giá mà chất lượng sản phẩm cũng như các chế độ bán hàng vẫn đảm bảo.

Đồng thời, cũng cần tận dụng tối đa các biện pháp phòng vệ thương mại để hạn chế các tranh chấp và tìm đầu ra xuất khẩu ổn định cho sản phẩm tôn thép Việt Nam.

Tin rao liên quan

BĐS bán
BĐS cho thuê
Tin đã lưu