Hôm nay, ngày 28/12/2024 11:34:01 AM - Hotline: 0859818553

Tranh chấp đất với hàng xóm

Tranh chấp đất với hàng xóm

11/12/2015 00:05

Hỏi: Gia đình tôi có mảnh đất diện tích 182m2 (26m x7m). Vì là đất phân lô do xã bán nên gia đình hàng xóm cũng có phần đất tương tự.

Khi nhà hàng xóm xây nhà, họ nói là thiếu đất và có hành vi xâm chấm sang đất nhà cháu. Gia đình tôi đã tạo điều kiện cho âm 3 cm để đổ móng, họ cũng hứa sẽ giật tường vào, trả lại đúng phần đất.

Thế nhưng họ lại tiếp tục xây lấn tường sang 10cm. Chúng tôi đã ngăn cản thế nhưng hàng xóm vẫn ngoan cố, còn mở tường lấn thêm dựng dàn giáo trên đất nhà tôi.

Xin hỏi hành vi trên của hàng xóm có vi phạm pháp luật không? Tôi nên xử lý như thế nào?

Mong luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn.

cuongtm@...

Trả lời

tranh chấp đất
Ảnh minh họa

Theo những gì bạn trình bày thì hàng xóm đã có hành vi lấn đất của gia đình bạn.

Tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đất đai năm 2013, hành vi lấn đất có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất đã lấn căn cứ theo khoản 3, 5 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Với trường hợp của bạn có thể xử lý như sau:

- Hai bên gia đình (bạn và hàng xóm) nên tự hòa giải trước, đưa ra các căn cứ chứng minh hàng xóm đã xây dựng trên diện tích của nhà bạn.

- Trong trường hợp không thể hóa giải được, căn cứ vào khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bạn có thể gửi đơn lên UBND xã nơi có đất đang tranh chấp.

Theo đó, UBND xã sẽ thẩm tra, xác minh hiện trạng sử dụng đất. Tại đây, UBND sẽ tiến hành tiếp tục hòa giải thông qua Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Việc hòa giải được thực hiện trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai và chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành.

Trong trường hợp này bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND cấp huyện (Điều 203 Luật Đất đai 2013).

 Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Luật sư Lê Thị Phương Uyên
Công ty luật TNHH Đất Luật

Tin rao liên quan

BĐS bán
BĐS cho thuê
Tin đã lưu