Hôm nay, ngày 22/11/2024 05:38:39 PM - Hotline: 0859818553

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: Giá chung cư đã trở về giá trị thực

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: Giá chung cư đã trở về giá trị thực

21/04/2016 09:44

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam khẳng định, giá bán chung cư hiện nay đã về giá trị thực và phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam, khi giá đã giảm khoảng 40 – 50% so với thời điểm bong bóng trước đây.

Tham gia bàn tròn bất động sản gồm các diễn giả: Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam; ông Lê Khắc hiệp, Phó Chủ tịch VinGroup và bà Vũ Thị Như Xuân, Phó TGĐ Tập đoàn NovaLand.

Các diễn giả đánh giá thế nào về hoạt động bán hàng trên giấy?

Ông Nguyễn Trần Nam: Sử dụng thuật ngữ bán nhà trên giấy có vẻ tiêu cực. Việc bán nhà ở hình thành trong tương lai mà bán trên giấy, thì tôi dám khẳng định người mua nhà quá ngây ngô, không có giấy tờ nên mới gặp rủi ro. Khách hàng nên thông qua các công ty môi giới hoặc sàn giao dịch sẽ tốt hơn.

Việc bán nhà trong tương lai hiện đã được siết rất chặt, đảm bảo an toàn lợi ích cho khách hàng. Theo đó, việc bán nhà ở hình thành trong tương lai phải qua 2 cửa, đó là trước khi bán thì điều luật quy định kể cả nhà đã hình thành rồi cũng phải xin phép Sở xây dựng. Phải trình ra quyền sử dụng, phê duyệt, văn bản xác nhận đã hình thành móng,.. cứu hỏa, an ninh, độ cao… nhằm tránh tình trạng chưa đủ điều kiện đã bán.

Hia là, muốn bán phải có bảo lãnh của ngân hàng. Nếu chủ đầu tư mất khả năng và không đủ bán, không đủ hoàn thành, thì ngân hàng sẽ trả tiền cho người mua. Vì vậy, hiện người mua rất chắc chắn và an toàn. Điều này cũng an toàn cho các nhà đầu tư.

Giá chung cư đã trở về giá trị thực chưa?

Ông Nguyễn Trần Nam: Tôi khẳng định giá BĐS sắp tới ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là khó có thể giảm. Đặc biệt là với phân khúc trung tâm, giao dịch huyết mạch, giao dịch tăng trưởng mạnh. Quý I/2016 thấp hơn so với năm 2015, tuy nhiên lại cao hơn nhiều so với năm 2014.

Theo quy luật thì giao dịch tăng sẽ khiến giá tăng. Các chuyên gia nghiên cứu đánh giá, giao dịch tăng như giá không tăng do chúng ta còn 1 lượng tồn kho khá lớn. So với thời điểm bong bóng, hiện giá đã giảm khoảng 40-50%. Có nghĩa giá này đã về giá trị thực, phù hợp với Việt Nam.

Theo dự báo, năm 2018 có thể giá sẽ tăng, khi đó hàng tồn kho cơ bản hết. Nếu làm dự án mới, doanh nghiệp phải đi làm từ đầu. Cùng với đó, khi nhu cầu ở thời điểm cao hơn thì giá sẽ tăng.

Đồng thời, lợi nhuận của các nhà BĐS không còn như trước đây, chỉ khoảng 10-20%.

giá chung cư
Giá bán chung cư hiện nay đã về giá trị thực và phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam,
khi giá đã giảm khoảng 40 – 50% so với thời điểm bong bóng trước đây

Tại sao du lịch nghỉ dưỡng ngày càng phát triển và được đầu tư nhiều?

Ông Nguyễn Trần Nam: BĐS nghỉ dưỡng phát triển rất mạnh. Chẳng hạn, vùng biển Caliber rất nổi tiếng nhưng nếu ở đấy 2 ngày, tôi không nhúng chân xuống biển. Dù vẻ đẹp là nước rất xanh, màu xanh ngọc bích, nhưng nói về bãi biển, cát trắng, độ ấm nước biển, thì không thể bằng Việt Nam được.

Ngày nay, nhu cầu trong nước rất lớn, người dân Việt Nam bắt đầu biết hưởng thụ theo triết lý “ngay và luôn”. Tâm lý đi du lịch cũng rất mạnh mẽ. Bao giờ vấn đề đầu tư cũng xuất phát từ nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó cũng phải phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và khả năng vận hành.

Khu du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam cũng rất thành công, tạo nên một chuỗi tài sản, dịch vụ, kinh doanh, cung cấp chuỗi hàng hóa rất tập trung, chuyên nghiệp, cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch nước ngoài, mang lại cơ hội, việc làm cho người dân và kết nối trong khu vực cũng như thế giới.

Tiêu chí khu đô thị xanh hiện nay được đưa ra như thế nào?

Ông Trần Ngọc Chính: Tiêu chí khu đô thị xanh phải đánh giá m/đầu người. Nhưng trước hết, chúng ta phải có hiểu biết để đánh giá như thế nào là đô thị xanh. Đô thị xanh tức là mật độ xây dựng từ 25-30% trong một khu. Tức là không gian xanh phải chiếm 70% mới là đô thị xanh.

Ông Nguyễn Trần Nam: Chúng ta phải hiểu rộng hơn, đương nhiên là cây xanh hoa lá phải có, song còn phải mang tính vĩ mô là chính. Có nghĩa là được sử dụng các vật liệu xây dựng sạch, trong quá trình vận hành tiết kiệm. Hoặc tổng điện năng tiêu tốn năng lượng chiếm gần 40% trong các tòa nhà cao tầng trong đô thị như: chiếu sáng, làm mát, sưởi ấm,… Nếu chúng ta không biết thiết kế những vật liệu xanh như: kính đúng tiêu chuẩn, kính cách âm,… thì không thể gọi là xanh. Nếu không thì người tiêu dùng sẽ rất khổ và tiêu tốn chung cho xã hội. Xanh là vật liệu thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng mặt trời, tận dụng không khí gió tự nhiên.

Phí bảo lãnh cao có tác động như thế nào tới thị trường BĐS?

Giai đoạn này cung lớn hơn cầu. Đây chính là hình thức chúng tôi giảm thiểu các dự án và cố gắng không đưa ra nguồn cung lớn hơn cầu. Trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh thì tiền của ngân hàng nên sẽ xem xét rất chặt chẽ. Vì vậy, đây là yêu cầu của thị trường. Trong tương lại, gần như không có bán nhà trên giấy.

Dự kiến gói vay 30.000 tỷ đồng sẽ như thế nào? Các chuyên gia có thể tư vấn giúp mua căn nhà hợp lý?

Ông Nguyễn Trần Nam: Rất nhiều ngân hàng hiện nay sẵn sàng cho vay với sự hỗ trợ của chủ đầu tư với lãi suất 0% trong 3-4 năm.

Trên thực tế, ngân hàng rất thích cho vay BĐS bởi có tài sản thế chấp và tính thanh khoản cao. Khách hàng mua BĐS trung và cao cấp, một số ngân hàng còn có các chương trình cho vay hấp dẫn.

Từ 1/6/2016, gói 30.000 tỷ đồng sẽ chấm dứt. Thời điểm hiện nay cũng được coi là chấm dứt rồi, vì hợp đồng đã ký vượt quá 30.000 tỷ đồng. Còn lại những hợp đồng đã ký, Thủ tướng đã đồng ý hoàn thành giải ngân những hợp đồng đã ký theo quy định cũ.

Về bản chất, gói 30.000 tỷ nhằm hỗ trợ cho người nghèo mua nhà ở,… hiện đã được chính thức đưa vào luật, nghị định. Theo quy định luật, các ngân hàng do Nhà nước chi phối phải dành ít nhất 3% cho người vay nhà ở, tối đa bằng 5% lãi suất trên thị trường.

Ngân hàng Nhà nước đã triển khai và chỉ định 4 ngân hàng là Agribank, Vietinbank, BIDV và  Vietcombank phải thực hiện điều luật. Thông tư 25 đã hướng dẫn, giống như gói 30.000 tỷ đồng.

Trong luật quy định cụ thể, triển khai cho vay hộ nghèo mua nhà ở xã hội thì 50% lấy từ nguồn ngân sách cấp. Tới đây, chúng ta sẽ có 2 gói ko giới hạn quy mô, tức sẽ là mãi mãi.

Đồng thời, Hiệp hội cũng sẽ có những kiến nghị cho các ngân hàng duy trì và đẩy nhanh tiến độ gói này trong thời gian tới.

(Theo Trí thức trẻ) 

Tin rao liên quan

BĐS bán
BĐS cho thuê
Tin đã lưu