TP.HCM: Ám ảnh những chung cư “ma”
Trong báo cáo vừa mới được Công ty nghiên cứu thị trường Jones Lang Lasalle công bố, thị trường bất động sản tại TP.HCM trong quý 1 mở bán mới 9.720 căn, tăng 28% theo quý và 63% theo năm. Trong đó phân khúc trung cao cấp chiếm lượng lớn. Cũng theo dự báo của công ty này, từ nay đến cuối năm 2016 thị trường TP.HCM sẽ tiếp tục chào đón khoảng 20.000 căn hộ mới.
Mặc dù số lượng căn hộ mở bán có sụt giảm hơn so với 3 tháng cuối năm 2015 nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường cho tới thời điểm này vẫn tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, dưới tác động của những thay đổi trong thời gian tới thị trường sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn.
Việc gói vay 30.000 tỷ kết thúc một cách chóng vánh được xem là một bước hụt hẫng đối với những người thu nhập thấp đô thị. Trong khi nguồn cung nhà ở giá rẻ ngày càng khan hiếm, gói hỗ trợ này kết thúc khiến nhiều người mất đi cơ hội để tiếp cận được với các nguồn vay tín dụng ưu đãi để mua nhà. Do đó, sức mua trong thời gian tới sẽ giảm xuống, thậm chí có nhiều thông tin cho rằng, sẽ có một lượng lớn căn hộ sẽ bị khách hàng trả lại sau khi đã ký hợp đồng vay gói 30.000 tỷ nhưng không được hưởng lãi suất 5% suốt thời gian vay.
Mặt khác, việc Ngân hàng Nhà nước đang lấy thông tin sửa dổi thông tư 36 với việc giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và thay đổi hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% sẽ khiến thị trường chới với trong thời gian tới. Mặc dù, nhiều chuyên gia cho rằng đây là động thái cần thiết của Ngân hàng nhằm đảm bảo thị trường không rơi vào tình trạng đóng băng như trước đây. Tuy nhiên, đa số ý kiến lại xem điều này sẽ tạo nên cú sốc lớn đối với thị trường bất động sản chỉ mới hồi phục trong thời gian ngắn. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, việc thay đổi này sẽ khiến lượng tồn kho bất động sản tiếp tục phình to, số lượng dự án ngưng thi công sẽ tăng lên.
Trong một báo cáo của HoREA đưa ra vào tháng 3/2016 cho biết, thị trường bất động sản trong năm 2015 và hai tháng đầu năm 2016 cho thấy một con số đáng báo động về số lượng dự án chết ngày càng gia tăng. Theo đó, toàn thành phố hiện có 1.409 dự án, nhưng đã có đến 190 dự án bị thu hồi hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư hoặc hết hạn văn bản chủ trương đầu tư. Trong 1.219 dự án còn hiệu lực triển khai thì có đến 405 dự án chưa khởi công, trong số 325 dự án đã khởi công thì có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng thi công. Như vậy, số lượng các dự án bị thu hồi, bị tạm ngưng thi công và chưa khởi công đã lên đến 692 dự án, chiếm 49,1% tổng số dự án.
CafeLand ghi nhận hình ảnh những chung cư “ma” đắp chiếu nhiều năm ở TP.HCM:
Nằm ở vị trí “đất vàng” trên trục đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt (quận 1) dự án Saigon One Tower đã "trùm mền" suốt nhiều năm.
Dự án Kenton Residences trở thành nỗi "ám ảnh" với những ai đi qua trục đường Nguyễn Hữu Thọ (Nhà Bè).
Chung cư Gia Phú (Thủ Đức) vẫn bất động sau những kiện tụng không ngớt của khách hàng.
Không biết khi nào thì dự án Petrolanmark (quận 2) mới thoát khỏi vũng lầy.
Dự án ngưng thi công trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh.
Dự án chung cư BMC trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) nằm phơi sương suốt nhiều năm qua.
Dự án 584 Lilama SHB (quận Tân Phú) cũng đang nằm bất động nhiều năm trời.
Hình ảnh đáng sợ của khu chung cư An Hội (quận Gò Vấp).
Trần Phong
Các tin khác
- Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ không bị phá dỡ nếu nộp phạt?
- Có được sang tên sổ đỏ khi vẫn còn nợ tiền thuê đất không?
- Đất sử dụng trước 1.7.2014 không giấy tờ được cấp sổ đỏ miễn phí?
- Bán đất không có sổ đỏ bị phạt rất nặng
- Lệ phí trước bạ 2024: Mức nộp, hạn nộp đối với nhà đất, xe ô tô, xe máy
- Thị trường bất động sản ấm trở lại
Tin rao liên quan
-
19.6Tỷ92 m²Bắc Từ Liêm - Hà Nội
-
2.85Tỷ54 m²Nhà Bè - Hồ Chí Minh
-
14.9Tỷ180 m²Bình Tân - Hồ Chí Minh